Skip to content
TechZGame
Menu
  • Trang chủ
  • TIN TỨC
  • CÔNG NGHỆ
    • Laptop
    • PC Gaming
    • Gaming gear
  • REVIEW
  • HƯỚNG DẪN VÀ THỦ THUẬT
  • GAME
    • FO4
    • LOL
Menu

Hướng dẫn chống phân mảnh ổ cứng trên máy tính Windows

Posted on 05/05/2023

Mục lục

Toggle
  • Phân mảnh ổ cứng là gì? 
  • Nguyên nhân gây phân mảnh ổ cứng
  • Tác dụng của chống phân mảnh ổ cứng
  • Cách kiểm tra và chống phân mảnh ổ cứng (Defragment) trên Windows
    • Kiểm tra phân mảnh ổ cứng
    • Chống phân mảnh ổ cứng

Ổ cứng hay bộ nhớ trên những dàn PC hay laptop trải qua thời gian sử dụng thường gặp phải tình trạng xử lý chậm. Điều này có thể bắt nguồn từ bộ nhớ bị đầy, virus nhưng còn một nguyên nhân chúng ta không thể không đề cập đến đó là phân mảnh ổ cứng. Vậy đó là gì và có cách nào để chúng ta không bị phân mảnh ổ cứng trên máy tính Windows? Cùng tìm hiểu với TechZGame ngay sau đây nhé !

Phân mảnh ổ cứng là gì? 

Phân mảnh ổ cứng là tình trạng những dữ liệu trong ổ cứng SSD hay HDD bị chia và lưu trữ một cách vô tổ chức, không theo bất kì trật tự nào. Điều này khiến cho hệ thống khó khăn trong việc truy xuất dữ liệu; từ ấy khiến cho hệ thống gặp phải những tình trạng như khởi động lâu, đọc và ghi dữ liệu chậm.

Phân mảnh ổ cứng là gì?

Nguyên nhân gây phân mảnh ổ cứng

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng phân mảnh ổ cứng do quá trình hoạt động của chính thiết bị ấy, đặc biệt với những ổ cứng HDD truyền thống. Với nguyên lý hoạt động cơ học là sử dụng những ổ đĩa quay để lưu và truy xuất dữ liệu thì những tương tác dữ liệu như vậy phải lặp đi lặp lại rất nhiều khiến cho độ bền của ổ đĩa ảnh hưởng rất nhiều. Thêm vào đó những tác nhân như nhiệt độ, khối lượng công việc đều sẽ có tỷ lệ gây phân mảnh và ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của ổ cứng nói riêng và linh kiện máy tính nói chung.

Nguyên nhân gây phân mảnh ổ cứng

Tác dụng của chống phân mảnh ổ cứng

Chống phân mảnh ổ cứng sẽ giúp cho thiết bị lưu trữ có thể tập hợp mọi dữ liệu lại giúp cho khả năng truy xuất dữ liệu như đọc và ghi nhanh hơn. Và may mắn thay, trên Windows thì hệ thống sẽ tự động cung cấp cho người dùng khả năng chống phân mảnh tự động. Để có thể phát hiện và thực hiện chống phân mảnh ổ cứng trên Windows, tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Tác dụng của chống phân mảnh ổ cứng

Cách kiểm tra và chống phân mảnh ổ cứng (Defragment) trên Windows

Kiểm tra phân mảnh ổ cứng

Để có thể kiểm tra phân mảnh ổ cứng (Defragment) trên PC và laptop Windows

Bước 1: Bạn hãy tìm “defrag” trong khung Search và chọn vào Defragment and Optimize Drives.

Kiểm tra phân mảnh ổ cứng

Bước 2: Sau đó, cửa sổ Optimize Drives xuất hiện đầy đủ những thông tin về tên (Drive), loại ổ đĩa (Media type), thời gian hoạt động lần cuối (Last run) và tình trạng (Current status). Nếu cột Current status của bạn hiển thị là OK thì tức là ổ cứng của bạn không bị phân mảnh.

Kiểm tra phân mảnh ổ cứng

Chống phân mảnh ổ cứng

Tại cửa sổ Optimize Drives, bạn click vào lựa chọn Optimize để tối ưu dữ liệu đang được lưu trữ trong ổ cứng.

Chống phân mảnh ổ cứng

Hoặc bạn có thể đặt lịch tối ưu với lựa chọn Change settings.

Ở đây bạn cần chú ý 2 mục là Frequency (Tần suất tối ưu) và Drives (Ổ đĩa tối ưu). Khuyến nghị tần suất để tối ưu ổ cứng là Weekly (Theo tuần) còn đối với ổ cứng thì bạn có thể tùy chọn ổ cứng mà bạn muốn tối ưu (Ưu tiên những ổ C và ổ cứng lưu trữ những dữ liệu quan trọng).

Chống phân mảnh ổ cứng

Vậy là chúng mình đã hướng dẫn cách chống phân mảnh ổ cứng trên máy tính và laptop Windows rồi. Nếu có bất kì thắc mắc nào thì đừng ngần ngại để lại bình luận ở bên dưới để TechZGame giải đáp nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo. PEACE !

Facebook Comments Box
Follow us on Google News

HOT NEWS

  • RTX 4080 SUPER chính thức lộ diện giá bán
  • Giá bán và cấu hình chính thức của MSI Claw được công bố
  • Terminator H77YTX: Mainboard trang bị chipset H770 từ Maxsun
  • HX100G: Thế hệ gaming Mini PC mới nhất đến từ Minisforum
  • Những điểm benchmark đầu tiên của RTX 4080 SUPER lộ diện

Chuyên mục

  • CÔNG NGHỆ
  • GAME
  • THỦ THUẬT - GIẢI ĐÁP
  • REVIEW
  • TIN TỨC

FANPAGE

©2025 TechZGame | Design: Newspaperly WordPress Theme